Nhà Thuốc Minh Châu

Dưa lưới bao nhiêu calo? Ăn dưa lưới có béo không? Cách ăn giảm cân

1. Dưa lưới bao nhiêu calo?

Dưa lưới chứa lượng calo tương đối thấp, trong 100g dưa lưới chỉ chứa khoảng 34 calo, ít chất béo và cholesterol. Vì thế, dưa lưới là một trong các thực phẩm phù hợp với người đang giảm cân hoặc theo chế độ ăn kiêng mà không lo thiếu chất dinh dưỡng.

2. Ăn dưa lưới có béo không?

Dưa lưới có hàm lượng nước cao hơn 90% trong khi lại ít calo. Đồng thời, trong dưa lưới cũng chứa nhiều chất xơ có thể làm tăng cảm giác no, giảm cảm giác đói nên không những không gây béo, mà còn hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Hơn nữa, lượng vitamin và khoáng chất phong phú có trong dưa lưới còn thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hoá, từ đó hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng tích tụ mỡ thừa.

3. Cách ăn dưa lưới giảm cân

Để giảm cân hiệu quả, ngoài lựa chọn nguyên liệu, bạn cũng cần chế biến một cách khoa học, đơn giản để giữ lại vitamin, khoáng chất, hạn chế dùng thêm đường, sữa,…

Ăn trực tiếp

Dưa lưới ngon nhất là khi được làm lạnh và thưởng thức trực tiếp không qua chế biến.

Cách làm: Dưa sau khi mua về, gọt vỏ và loại bỏ ruột, cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Bạn có thể bọc kín, để vào ngăn mát tủ lạnh và thưởng thức sau 1 – 2 giờ.

Sinh tố dưa lưới

Nguyên liệu:

  • 120g dưa lưới.
  • 40ml sữa đặc.
  • 1 muỗng nước cốt chanh.
  • Đá bào hoặc đập mịn.

Cách làm:

  • Cho dưa lưới đã cắt, sữa đặc, nước cốt chanh và lượng đá bào tùy thích vào máy xay sinh tố.
  • Đậy nắp và xay đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn trong vòng 1 – 2 phút.
  • Nêm nếm lại vị ngọt của sinh tố cho vừa miệng.
  • Đổ phần sinh tố đã xay ra ly và thưởng thức.

Salad dưa lưới

Nguyên liệu:

  • Dưa lưới.
  • Các loại rau củ quả trái cây tùy thích.
  • 3 muỗng nước cốt chanh.
  • 3 muỗng canh mật ong.
  • Lá bạc hà.
  • ½ muỗng cà phê muối.

Cách làm:

  • Sơ chế dưa lưới và các loại rau củ quả. Cắt thành từng miếng vừa ăn.
  • Làm nước sốt: Cho 3 muỗng canh nước cốt chanh, 30g lá bạc hà, 3 muỗng canh mật ong, 1/2 muỗng cà phê muối vào nồi, đun nhỏ lửa đến khi tan hoàn toàn.
  • Cho dưa lưới cũng rau củ đã cắt vào một tô lớn. Rưới phần sốt vừa pha vào và trộn đều. Có thể bỏ salad vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 giờ là có thể thưởng thức ngon hơn.

Nước ép dưa lưới

Cách làm:

  • Sơ chế dưa lưới, gọt vỏ, bỏ hạt và cắt thành miếng nhỏ vừa với máy ép.
  • Ép dưa lưới vừa cắt thành nước.
  • Cho nước dưa lưới ra ly và thưởng thức.

4 .Tác dụng của dưa lưới

  • Tăng cường thị lực: Dưa lưới chứa vitamin A (dạng beta caroten) và là nguồn lutein và zeaxanthin có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường sức khỏe mắt và làm giảm nguy cơ mắc phải tình trạng thoái hóa điểm vàng.
  • Tốt cho tim mạch: Lượng kali và các chất chống oxy hóa như vitamin A và C có trong dưa lưới làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ, đồng thời cũng có thể làm giảm huyết áp.
  • Hỗ trợ tiêu hoá: Dưa lưới chứa hàm lượng chất xơ và nước có thể hỗ trợ tiêu hóa và giúp ngăn ngừa táo bón.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư: Dưa lưới chứa beta-cryptoxanthin, một loại caroten có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.

5. Ăn nhiều dưa lưới có tốt không?

Dưa lưới là loại trái cây không những có giá trị dinh dưỡng cao mà còn đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn dưa lưới với một lượng vừa phải mỗi ngày, không nên ăn quá nhiều vì lượng chất dinh dưỡng dồi dào trong dưa đôi khi có thể gây ra các vấn đề:

  • Kali quá nhiều có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng gọi là tăng kali máu nếu bạn mắc bệnh thận.
  • Chất xơ quá nhiều có thể gây khó chịu cho đường ruột nếu bạn đang gặp tình trạng tiêu chảy, chuột rút hoặc khó tiêu hóa thức ăn.

6. Lưu ý khi ăn dưa lưới

Ai không nên ăn nhiều dưa lưới?

  • Phụ nữ mới sinh con, người vừa khỏi hoặc đang mắc bệnh cảm, sốt: Theo Đông y, dưa lưới có tính hàn nên hạn chế ăn dưa lưới để tránh làm tổn hại đến cơ thể.
  • Người mắc ung thư, vừa trải qua phẫu thuật ruột hoặc viêm ruột mãn tính, bị bệnh gan và thận: vì dưa lưới chứa nhiều kali có thể làm bệnh trở nên nặng hơn.
  • Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2: cũng nên thận trọng khi ăn vì lượng đường trong dưa lưới cũng khá cao, dễ làm thay đổi đường huyết và gây ra các biến chứng.
  • Trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ có thai và người có hệ miễn dịch yếu: do dưa lưới rất dễ nhiễm khuẩn Listeria và gây bệnh.

Nên ăn bao nhiêu dưa lưới mỗi ngày?

Tuy dưa lưới chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cũng như đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng bạn không nên ăn quá nhiều mỗi ngày. Người trưởng thành khỏe mạnh chỉ nên sử dụng khoảng 300 – 400g dưa lưới/1 ngày là đủ.

Thời điểm tốt bạn nên ăn dưa lưới là buổi sáng và buổi xế chiều. Đặc biệt, ăn dưa lưới vào buổi sáng giúp thải độc cơ thể và mang lại cho bạn nguồn năng lượng cho ngày mới.

Lưu ý khi chọn mua, bảo quản dưa lưới

  • Hình dáng: Chọn những quả dưa căng tròn, không có vết lõm vào trong.
  • Vỏ dưa: Các đường vân màu xanh nổi rõ trên mặt vỏ, thô ráp. Khi ấn nhẹ, vỏ dưa không bị mềm iu mà vẫn có độ đàn hồi. Tránh những quả có vỏ chuyển sang màu đen, bị sứt mẻ hoặc ít đường vân.
  • Cuống dưa: Nên chọn những quả có phần cuống lõm xuống hình tròn, có các dấu răng cưa thay vì quả có cuống còn xanh.
  • Mùi hương: Dưa lưới có mùi thơm đặc trưng dịu nhẹ, thoang thoảng. Tránh mua dưa có mùi lạ hoặc không có mùi.

Bạn có thể bảo quản dưa lưới đã chín còn nguyên trái ở nơi khô ráo, thoáng mát là được. Ngoài ra, bạn có thể dùng màng nhựa hay giấy báo bọc dưa lại, bảo quản trong tủ lạnh ở mức nhiệt độ từ 0 – 15 độ C.

Lưu ý khi ăn dưa lưới giảm cân

  • Bổ sung đầy đủ các nhóm chất khác để đảm bảo cơ thể vẫn đủ chất cần thiết cho hoạt động hằng ngày.
  • Kết hợp thường xuyên vận động: hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, giúp giảm cân hiệu quả.
  • Tính lượng calo nạp vào trong ngày: từ dưa dưới cũng như các loại thực phẩm khác để tránh tình trạng dư thừa calo gây béo phì.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang